Blog > Mẹo bán hàng > 5 chỉ số cảnh báo chiến dịch quảng cáo Shopee đang ‘đốt tiền’ vô nghĩa

5 chỉ số cảnh báo chiến dịch quảng cáo Shopee đang ‘đốt tiền’ vô nghĩa

Minh Hằng 10/04/2025 08:37

Chạy quảng cáo Shopee là công cụ mạnh mẽ giúp tăng hiển thị và thúc đẩy đơn hàng. Tuy nhiên, nếu không theo dõi đúng chỉ số, rất nhiều nhà bán đang âm thầm đốt tiền vào chiến dịch mà không biết lý do vì sao không ra đơn. Dưới đây là 5 chỉ số cảnh báo chiến dịch quảng cáo Shopee của bạn đang hoạt động kém hiệu quả, kèm nguyên nhân phổ biến và cách xử lý cụ thể.

1. CPC – Chi phí mỗi lượt nhấp cao nhưng không có đơn

Công thức: CPC = Tổng chi phí quảng cáo / Tổng lượt nhấp

Dấu hiệu cảnh báo: CPC tăng liên tục, bạn tốn tiền cho mỗi lượt nhấp nhưng không có chuyển đổi.

Nguyên nhân phổ biến:
– Từ khóa bạn chọn đang bị cạnh tranh cao, dẫn đến chi phí cao
– Từ khóa sai tệp khách hàng, không đúng người cần mua
– Nội dung sản phẩm không đủ hấp dẫn để người dùng click có động lực mua hàng

Cách khắc phục:
– Rà soát từ khóa, loại bỏ từ sai tệp hoặc giá thầu quá cao
– Cải thiện ảnh đại diện sản phẩm, tiêu đề ngắn gọn – đúng nhu cầu
– Đặt giới hạn CPC để không vượt quá ngân sách cho phép


2. CTR – Tỷ lệ nhấp thấp dù hiển thị nhiều

Công thức: CTR (%) = (Số lượt nhấp / Số lượt hiển thị) x 100

Dấu hiệu cảnh báo: Quảng cáo của bạn xuất hiện rất nhiều nhưng lại không thu hút được người dùng click.

Nguyên nhân phổ biến:
– Ảnh sản phẩm không nổi bật so với đối thủ
– Tiêu đề không chứa từ khóa hấp dẫn hoặc thiếu USP
– Giá không cạnh tranh hoặc không có ưu đãi đi kèm
Cách tăng CTR cho chiến dịch quảng cáo Shopee
Cách khắc phục:
– Tối ưu ảnh đại diện thật bắt mắt, rõ nét
– Viết lại tiêu đề có USP, từ khóa và điểm nhấn sản phẩm
– Gắn mã giảm giá hoặc quà tặng để tăng click


3. CR – Tỷ lệ chuyển đổi thấp

Công thức: CR (%) = (Số đơn hàng / Số lượt nhấp) x 100

Dấu hiệu cảnh báo: Sản phẩm có lượt nhấp nhưng không ai mua. Đây là tín hiệu cho thấy sản phẩm không đủ sức thuyết phục người dùng sau khi xem.
Tỷ lệ chuyển đổi thấp trong chiến dịch quảng cáo Shopee

 

Nguyên nhân phổ biến:
– Mô tả sản phẩm sơ sài, thiếu ảnh thực tế, thiếu đánh giá
– Không có mã giảm giá, không có deal hấp dẫn để chốt đơn
– Thông tin sản phẩm không rõ ràng hoặc không đúng kỳ vọng

Cách khắc phục:
– Bổ sung mô tả chi tiết, ảnh thật, video sử dụng, feedback
– Tạo combo, khuyến mãi hấp dẫn và mã freeship
– Tối ưu lại giá bán nếu sản phẩm chưa cạnh tranh


4. ACOS – Tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu quá cao

Công thức: ACOS (%) = (Chi phí quảng cáo / Doanh thu quảng) x 100

Dấu hiệu cảnh báo: Chi phí quảng cáo cao nhưng doanh thu thu về thấp. ACOS trên 40% là mức báo động, trên 60% là lỗ nặng.

Nguyên nhân phổ biến:
– Sản phẩm có giá trị đơn hàng thấp → không đủ bù chi phí
– Từ khóa chạy sai tệp, không tạo ra đơn
– Không tách chiến dịch để đo lường từng nhóm sản phẩm riêng biệt
Chỉ số ACOS trong chiến dịch quảng cáo Shopee

Cách khắc phục:

– Tắt quảng cáo cho sản phẩm có ACOS cao, giữ lại sản phẩm lời
– Chạy quảng cáo theo nhóm sản phẩm riêng biệt để dễ kiểm soát
– Ưu tiên sản phẩm có tỷ lệ chuyển đổi cao
 

5. ROI – Tỷ suất hoàn vốn thấp

Công thức: ROI = Doanh thu từ Ads / Chi phí quảng cáo

Dấu hiệu cảnh báo: ROI < 1 → Nghĩa là bạn đang lỗ cho mỗi đồng chi vào quảng cáo.

Cải thiện ROI trong chiến dịch quảng cáo Shopee

Nguyên nhân phổ biến:
– Chạy quảng cáo dàn trải, không đo lường được hiệu quả
– Quảng cáo cho sản phẩm biên lợi nhuận thấp hoặc giá bán không lời
– Không theo dõi hiệu suất chiến dịch theo thời gian

Cách khắc phục:
– Dồn ngân sách vào sản phẩm đang có hiệu suất cao
– Theo dõi ROI theo từng tuần để điều chỉnh sớm
– Không chạy quảng cáo cho sản phẩm giá trị đơn hàng quá thấp


Kết luận

Quảng cáo Shopee hiệu quả không chỉ nằm ở việc có chạy hay không, mà ở chỗ bạn có theo dõi – đọc hiểu – và tối ưu chiến dịch theo đúng dữ liệu hay không. Nếu một trong 5 chỉ số trên đang báo động, hãy dừng lại và điều chỉnh ngay trước khi tiếp tục ‘đốt tiền’ vô nghĩa.


Nguồn:Tuki Group